Chuyển đổi số trong ngành bán lẻ đang làm thay đổi nhanh chóng cách người tiêu dùng tham gia mua sắm. Các công nghệ mới xuất hiện hàng ngày mang lại nhiều tính cá nhân hóa, nâng cao trải nghiệm, tùy chọn thanh toán, mua và giao hàng mới.
Nội dung chính
Chuyển đổi số trong ngành bán lẻ là gì?
Xu hướng chuyển đổi số trong ngành bán lẻ
Ứng dụng chuyển đổi số trong ngành bán lẻ
Chuyển đổi số ngành bán lẻ giúp thanh toán nhanh hơn
Công nghệ thực tế ảo trong mua sắm
Check mọi thông tin về sản phẩm chỉ với mã QR
Giải quyết bài toán chuyển đổi số trong ngành bán lẻ
Tìm kiếm và chia sẻ thông tin nhanh chóng
Quản lý các luồng công việc và hiệu quả làm việc của nhân sự
Chuyển đổi số trong ngành bán lẻ là gì?
Khái niệm chuyển đổi số đã không còn xa lạ với các tổ chức trong thời gian gần đây. Chuyển đổi số đã và đang được áp dụng tại nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau như: tài chính ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản, bản lẻ,…
Chuyển đổi số là sự tích hợp đầy đủ các công nghệ kỹ thuật số vào tất cả các lĩnh vực của một doanh nghiệp, ứng dụng các công nghệ để thay đổi cách thức vận hành, mô hình kinh doanh và đem đến những giá trị mới cho khách hàng của doanh nghiệp. Nó ứng dụng những công nghệ mới: Big Data, Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud)…. để thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình thực hiện, văn hóa của doanh nghiệp.
Theo Nikki Baird, Phó chủ tịch về Đổi mới bán lẻ (VP, retail innovation) của Aptos: “Chuyển đổi số ngành bán lẻ là chuyển đổi từ mô hình kinh doanh tập trung vào sản phẩm theo mô hình chuỗi cung ứng sang tập trung vào khách hàng, theo mô hình chuỗi giá trị số dựa trên dữ liệu”.
Xu hướng chuyển đổi số trong ngành bán lẻ
Các doanh nghiệp bán lẻ đang dần chuyển dịch sang xu hướng bán hàng trực tuyến
Để thích ứng với sự chuyển dịch của nền kinh tế số, các thương hiệu bán lẻ trên khắp thế giới đang hướng đến thay đổi mình thành các doanh nghiệp số để giảm bớt số lượng các cửa hàng bán lẻ truyền thống mà thay vào đó là tập trung phát triển các cửa hàng số.
Trong năm 2019, chỉ tính riêng các hãng bán lẻ Mỹ đã đóng cửa hơn 8.200 cửa hàng, vượt qua tổng số 5.589 cửa hàng của năm trước nữa, theo dữ liệu từ Coresight Research. Trong khi đó, các kênh bán hàng online lại phát triển bùng nổ và trở thành những ông lớn trong ngành bán lẻ, điển hình như các tập đoàn Alibaba, Amazon,… Tại Việt Nam, những sàn thương mại điện tử như: Tiki, Shopee, Lazada,… cũng đang ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm của người tiêu dùng.
Các doanh nghiệp bán lẻ đang dần chuyển dịch sang xu hướng bán hàng trực tuyến
Đỉnh điểm của mua sắm trực tuyến trong những năm trở lại đây được thể hiện rõ ràng nhất trong giai đoạn dịch Covid-19 vừa qua. Trái ngược hoàn toàn với bức tranh mua sắm ảm đạm tại các trung tâm mua sắm hay cửa hàng bán lẻ, các chỉ số về mua sắm trực tuyến lại có mức tăng trưởng vượt bậc.
Theo khảo sát của Nielsen vào tháng 2/2020, các nhà bán lẻ trực tuyến như Tiki, SpeedLotte… ghi nhận số đơn hàng trung bình trong một ngày tăng ít nhất 2-4 lần. Dịch vụ mua sắm trực tuyến của Co.opmart tăng 4-5 lần trong cùng giai đoạn.
Ứng dụng chuyển đổi số trong ngành bán lẻ
Chuyển đổi số ngành bán lẻ giúp thanh toán nhanh hơn
Chuyển đổi số trong ngành bán lẻ giúp thanh toán nhanh hơn
Ví dụ rõ nhất là hình thức thanh toán tự động tại các cửa hàng bán lẻ của Amazon Go. Không chỉ là “nhà cách mạng” trong ngành mua sắm trực tuyến, các cửa hàng bán lẻ truyền thống của Amazon nhờ vận dụng chuyển đổi số hiệu quả cũng mang lại những trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng.
Cụ thể, các cửa hàng của Amazon Go sử dụng kết hợp trí tuệ nhân tạo (AI), học sâu và công nghệ nhiệt hạch cảm biến để tự động hóa quy trình thanh toán. Khách hàng có thể vào cửa hàng, lấy đồ và rời đi mà không phải xếp hàng hoặc kiểm tra, trong khi thanh toán được tự động thực hiện thông qua ứng dụng Amazon Go.
Chuyển đổi số trong ngành bán lẻ giúp thanh toán nhanh hơn
Công nghệ thực tế ảo trong mua sắm
Công nghệ thực tế ảo (VR), thực tế tăng cường (AR) đang ngày càng ảnh hưởng mạnh mẽ đến lĩnh vực bán lẻ. Công nghệ thực tế ảo này thường được ứng dụng trong các ngành hàng bán lẻ như nội thất, ô tô,… Khách hàng có thể khám phá nội thất – ngoại thất của một chiếc xe, hay tham quan một showroom nội thất ngay cả khi đang ngồi ở nhà một cách thuận tiện ngay trên thiết bị thông minh di động nhờ 2 công nghệ thực tế ảo trên.
Check mọi thông tin về sản phẩm chỉ với mã QR
Ngày nay, tại nhiều siêu thị hay cửa hàng bán lẻ, khách hàng sẽ được trải nghiệm cảm giác mua sắm liền mạch tuyệt đỉnh nhờ chuyển đổi số ngành bán lẻ. Người mua hàng có thể quét mã QR trên các sản phẩm để có thêm thông tin (bao gồm cả các mặt hàng thực phẩm chính xác được thu hoạch, nguồn gốc và giao hàng). Thanh toán cũng có thể được thực hiện thông qua ứng dụng của cửa hàng hay siêu thị đó, giúp mua sắm nhanh chóng và thuận tiện hơn.
Ngoài những công nghệ kể trên, ứng dụng về robot tự động, Internet vạn vật, Big Data,… cũng là những công nghệ đang được ứng dụng để phát triển chuyển đổi số ngành bán lẻ.
Giải quyết bài toán chuyển đổi số trong ngành bán lẻ
Để vận hành hệ thống các cửa hàng bán lẻ một cách trơn tru, bài toán đặt ra cho các nhà quản lý là làm sao để quản lý năng suất làm việc của nhân sự, tối ưu hóa được các quy trình một cách liền mạch. Để đạt được hiệu quả quản lý tốt nhất, ứng dụng công cụ, phần mềm hỗ trợ là biện pháp tối ưu đươc “khuyên dùng” cho các nhà quản lý chuỗi cửa hàng bán lẻ.
Hệ thống tự động hóa doanh nghiệp WEONE là giải pháp giúp các doanh nghiệp bán lẻ quản lý tốt hơn, làm việc hiệu quả hơn.
Tạo lập quy trình quản lý liền mạch
Quy trình là yếu tố quan trọng không thể bỏ qua khi quản lý chuỗi bán lẻ. Càng là các doanh nghiệp bán lẻ lớn thì quy trình lại càng phức tạp và có sự tham gia của nhiều bộ phận như: quy trình quản lý bán hàng, quy trình phân phối – vận chuyển, quản lý vật tư, kế toán, mua sắm,…. Việc ứng dụng giải pháp chuyển đổi số ngành bán lẻ sẽ giúp chuẩn hóa các quy trình hơn từ đó nâng cao hiệu suất làm việc.
WEONE giúp chuẩn hóa mọi quy trình làm việc của doanh nghiệp thành một khối thống nhất, cung cấp một hệ thống quy trình tự động liên kết các bộ phận lại với nhau trên cùng một hệ thống online. Nhờ đó công việc được xử lý linh hoạt mọi lúc, mọi nơi, nâng cao hiệu suất làm việc của các bộ phận.
Tìm kiếm và chia sẻ thông tin nhanh chóng
Mỗi người một đầu việc, mỗi bộ phận phụ trách một khâu, các đầu mối không liên quan gì đến nhau là câu chuyện chung không chỉ của riêng ngành bán lẻ. Điều này dẫn đến việc khi cần thông tin về một dự án, sản phẩm, hoạt động mua bán,… lại cần phải có đến cả chục đầu mối tham gia tìm kiếm, rà soát. Thật tốn thời gian mà chẳng hiệu quả!
Với sự trợ giúp của WEONE, mọi thông tin đều được hiển thị trực quan trên hệ thống online, người dùng sẽ không cần tốn quá nhiều thời gian cho việc tìm kiếm hay chia sẻ thông tin.
Quản lý các luồng công việc và hiệu quả làm việc của nhân sự
Nhìn vào hệ thống WEONE, nhà quản lý doanh nghiệp bán lẻ có thể dễ dàng thấy được toàn bộ luồng công việc: từ khâu tiếp nhận, phân công công việc cho ai, tiếp nhận cho đến hiện trạng, kết quả công việc,… Nhờ vào đó, người quản lý có thể biết được công việc đang diễn ra ở khâu nào, do ai phụ trách, nếu xử lý chậm thì nguyên nhân là do đâu,… từ đó đưa ra những điều chỉnh phù hợp.
Bên cạnh đó, nhân viên cũng có thể gửi báo cáo công việc hàng ngày hay tình hình bán hàng hiện tại cho quản lý và update dễ dàng nhờ sự trợ giúp của WEONE. Qua đó, quản lý có thể chủ động theo dõi thông số báo cáo trên hệ thống nhanh chóng, tại mọi thời điểm.