Dữ liệu là tài sản của doanh nghiệp, là yếu tố vô cùng quan trọng được sử dụng để đưa ra quyết định kinh doanh chính xác, cải thiện các chiến dịch quảng bá, marketing, tối ưu hóa chi phí và tăng doanh thu. Giả sử doanh nghiệp có một khối lượng thông tin giao dịch khổng lồ, thì việc cần thiết là phải tiến hành nhập vào, lưu trữ, xử lý, phân tích và đưa ra báo cáo tinh gọn nhất. Từ đó hai khái niệm cơ sở dữ liệu (database) và kho dữ liệu (data warehouse) ra đời, nhưng vẫn khiến nhiều người nhầm lẫn. Hãy cùng tôi tìm hiểu xem chúng khác nhau ở những điểm nào
Khái niệm cơ bản
Để phân biệt giữa Cơ Sở dữ liệu (Database) và Kho dữ liệu (Datawarehouse), chúng ta cần phải đi từ khái niệm cơ bản.
Cơ sở dữ liệu (Database) là là tập hợp các dữ liệu có cấu trúc, có tổ chức và mối liên quan với nhau, thường được lưu trữ và truy cập điện tử từ hệ thống máy tính, được nhiều người sử dụng và được tổ chức theo một mô hình. Trong ví dụ thực tế xung quanh, cơ sở dữ liệu có thể là bất cứ gì, ví dụ thư viện bài hát trên dịch vụ âm nhạc trực tuyến của bạn là một cơ sở dữ liệu. Một cuốn danh bạ địa chỉ cũng là một cơ sở dữ liệu, ổ đĩa cứng trên máy tính của bạn cũng được xem là một cơ sở dữ liệu.
Giao dịch cơ sở dữ liệu là là đơn vị tương tác của một hệ quản lý cơ sở dữ liệu hoặc các hệ tương tự, là những công việc, hoạt động dựa trên cơ sở dữ liệu được xử lý một cách chắc chắn và nhất quán mà không phụ thuộc vào các giao dịch khác. Một hệ cơ sở dữ liệu lý tưởng phải đảm bảo theo nguyên tắc ACID. Trong đó
- Tính nguyên tố (Atomicity): đảm bảo rằng mỗi giao dịch được coi như một “đơn vị” duy nhất, thành công hoàn toàn hoặc thất bại hoàn toàn: nếu bất kỳ câu lệnh nào cấu thành một giao dịch không hoàn thành, toàn bộ giao dịch sẽ không thành công và cơ sở dữ liệu được giữ nguyên.
- Ví dụ như một giao dịch chuyển tiền có thể thành công hay trục trặc vì nhiều lý do. Nhưng tính nguyên tố bảo đảm rằng một tài khoản sẽ không bị trừ tiền nếu như tài khoản kia chưa được cộng số tiền tương ứng.
- Tính nhất quán (Consistency).
- Một giao dịch hoặc là sẽ tạo ra một trạng thái mới và hợp lệ cho dữ liệu. Hoặc trong trường hợp có lỗi sẽ chuyển toàn bộ dữ liệu về trạng thái trước khi thực thi giao dịch.
- Tính độc lập (Isolation).
- Một giao dịch đang thực thi và chưa được xác nhận phải bảo đảm tách biệt khỏi các giao dịch khác. Tính độc lập đảm bảo rằng việc thực hiện đồng thời các giao dịch để lại cơ sở dữ liệu ở trạng thái giống như đã có nếu các giao dịch được thực hiện tuần tự
- Tính bền vững (Durability).
- Dữ liệu được xác nhận sẽ được hệ thống lưu lại sao cho ngay cả trong trường hợp hỏng hóc hoặc có lỗi hệ thống, đảm bảo trong trạng thái chuẩn xác cho dữ liệu
Kho dữ liệu (Data Warehouse) theo khái niệm truyền thống thì đây là nơi lưu trữ dữ liệu bằng thiết bị điện tử của một tổ chức, doanh nghiệp, nhằm hỗ trợ việc phân tích dữ liệu và lập báo cáo. Theo thời gian, khái niệm kho dữ liệu được phát triển rộng hơn, nó mô tả tập hợp các công nghệ, phương pháp, kỹ thuật có thể kết hợp với nhau thực hiện các chức năng tích hợp, lưu trữ, xử lý và phân tích dữ liệu để cung cấp thông tin cho người sử dụng. Kho dữ liệu thường có dung lượng lên đến hàng trăm GB thậm chí tính bằng đơn vị TB.
Để đảm bảo được chức năng hỗ trợ cho việc xử lí, hỗ trợ đưa ra các quyết định của người dùng, kho dữ liệu phải thỏa mãn các tiêu chí sau:
- Tính hướng theo chủ đề (Subject orientation): mỗi kho dữ liệu sẽ được sắp xếp theo một chủ đề riêng biệt của doanh nghiệp, ví dụ kho dữ liệu bán hàng, kho dữ liệu nhân sự…
- Tính tích hợp (Integration): vì dữ liệu trong kho dữ liệu được tổng hợp từ vô số nguồn khác nhau, nên kho dữ liệu sẽ tích hợp và được chuyển đổi về một định dạng nhằm tạo nên một sự nhất quán trong việc hiển thị nội dung
- Tính biến đổi thời gian (Time-variant): nếu cơ sở dữ liệu chỉ có tác dụng thời điểm hiện tại, thì kho dữ liệu sẽ cung cấp thông tin để thể hiện như một chuỗi giá trị theo biến thời gian
- Dữ liệu có tính ổn định (Nonvolatility): kho dữ liệu chỉ nhận thêm chứ không biến đổi những dữ liệu hiện tại đang có
Khác biệt giữa CSDL và Kho Dữ Liệu
Vốn là hai khái niệm khác nhau nhưng vẫn có nhiều người nhầm lẫn hai khái niệm này. Dưới đây là một số sự khác biệt cơ bản giữa cơ sở dữ liệu và kho dữ liệu:
Cơ sở dữ liệu | Kho dữ liệu | |
Mục đích | Để ghi và truy vấn dữ liệu | Để xử lý và phân tích dữ liệu |
Chức năng | Hỗ trợ các hoạt động hàng ngày | Hỗ trợ quyết định mang tính chiến lược |
Phương pháp xử lý | Cơ sở dữ liệu sử dụng Xử lý giao dịch trực tuyến (OLTP) | Kho dữ liệu sử dụng Xử lý phân tích trực tuyến (OLAP). |
Các bảng và phép nối | Có độ phức tạp cao vì chúng được chuẩn hóa (cho RDMS) để giảm dữ liệu thừa, tối ưu hóa dung lượng lưu trữ | Bảng và phép nối rất dễ dàng trong kho dữ liệu vì chúng không được chuẩn hóa. |
Tính chất dữ liệu | Chi tiết, được cập nhật thường xuyên | Có tính lịch sử và thống kê, được thêm mới chứ không cập nhật |
Lưu trữ dữ liệu | Phương pháp tiếp cận quan hệ phẳng, nhiều dữ liệu khác nhau được tích hợp vào một nguồn | Phương pháp tiếp cận đa chiều và chuẩn hóa, nhiều nguồn dữ liệu khác nhau được tích hợp và định dạng lại |
Sử dụng | Thường xuyên | Trong những trường hợp đặc biệt |
Đơn vị công việc | Giao dịch đơn giản, ngắn | Các câu truy vấn phức tạp |
Độ đo | Thông lượng giao dịch, có thể thực hiện nhiều giao dịch cùng một lúc | Thông lượng truy vấn và trả lời |
Sự định hướng | Định hướng ứng dụng | Định hướng chủ đề |
Mô hình sử dụng | Mô hình quan hệ – thực thể | Mô hình dữ liệu đa chiều |
Loại truy vấn | Những truy vấn giao dịch đơn giản được sử dụng. | Những truy vấn phức tạp được áp dụng cho mục đích phân tích. |
Hiệu suất truy vấn phân tích | Thấp | Cao |
Tóm lại, kho dữ liệu có kích thước lớn hơn nhiều so với cơ sở dữ liệu, thậm chí nó có thể bao gồm cả cơ sở dữ liệu trong đó, hay nói cách khác kho dữ liệu là một loại cơ sở dữ liệu khổng lồ được thiết kế để tối ưu hóa quy trình phân tích và báo cáo. Cơ sở dữ liệu thường là một ứng dụng, chương trình hoặc hệ thống để chứa các thông tin trong một nguồn. Kho dữ liệu là tập hơn các nguồn, hệ thống thông tin khác nhau để sắp xếp, phân tích và xuất báo cáo theo truy vấn người dùng. Điều quan trọng cần lưu ý là kho dữ liệu có thể được lấy từ nhiều cơ sở dữ liệu khác nhau (hoặc có thể không lấy).
Ứng dụng kho dữ liệu và cơ sở dữ liệu trong thực tế
Việc chọn phương thức nào bất kỳ là cơ sở dữ liệu hay kho dữ liệu để lưu trữ thông tin phụ thuộc vào nhu cầu của nhà quản lý cũng như cấu trúc của đơn vị. Cơ sở dữ liệu được sử dụng chủ yếu để ghi chép, thường thay đổi do các bản cập nhật khác nhau. Còn kho dữ liệu là một bộ sưu tập các dữ liệu hướng đối tượng khác nhau được trích xuất và tích hợp từ các cơ sở dữ liệu khác nhau. Do đó, nếu bạn muốn thực hiện hoạt động cơ bản và định kỳ (hàng ngày, hàng tuần…) của doanh nghiệp thì hãy chọn cơ sở dữ liệu. Còn kho dữ liệu chỉ phù hợp khi bạn cần phân tích số liệu, từ đó định hướng và đưa ra quyết định phát triển doanh nghiệp theo hướng lâu dài.
Lấy ví dụ cụ thể, nếu bạn cần lưu lại tình hình buôn bán, doanh thu của cửa hàng, cơ sở dữ liệu sẽ rất phù hợp để bạn quan sát doanh thu hàng ngày. Tuy nhiên nếu bạn muốn phân tích tình hình kinh doanh của cửa hàng trong vòng một quý, nửa năm hay một năm như doanh thu, doanh số, mặt hàng nào bán chạy nhất, mặt hàng nào thường xuyên tồn kho… thì cơ sở dữ liệu sẽ là công cụ, công nghệ phù hợp trích xuất các dữ liệu được lưu trữ từ cơ sở dữ liệu để phân tích và hỗ trợ việc đưa ra quyết định của bạn. Bên cạnh đó, tùy vào quy mô kinh doanh của bạn để quyết định sử dụng phương thức nào. Một cửa hàng bán tạp hóa chỉ cần cơ sở dữ liệu là excel để lưu lại tình hình buôn bán, nhưng một chuỗi siêu thị với số lượng mặt hàng lớn và được quản lý trên nhiều ứng dụng khác nhau thì lại cần kho dữ liệu để xử lý tất cả các thông tin.
Dù chọn bất kỳ hình thức nào thì việc xây dựng một cơ sở dữ liệu hay kho dữ liệu hoàn chỉnh đều đòi hỏi doanh nghiệp khá không nhiều thì ít chi phí. Chưa kể đến việc doanh nghiệp cần đào tạo cho người dùng cuối để sử dụng thành thạo các công cụ này cũng tốn không ít chi phí phát sinh, thời gian và công sức. Tuy nhiên không thể phủ nhận những lợi ích của hai phương thức này đối với doanh nghiệp.
* KHOÁ HỌC ORACLE DATABASE A-Z ENTERPRISE trực tiếp từ tôi giúp bạn bước đầu trở thành những chuyên gia DBA, đủ kinh nghiệm đi thi chứng chỉ OA/OCP, đặc biệt là rất nhiều kinh nghiệm, bí kíp thực chiến trên các hệ thống Core tại VN chỉ sau 1 khoá học.
* CÁCH ĐĂNG KÝ: Gõ (.) hoặc để lại số điện thoại hoặc inbox https://m.me/tranvanbinh.vn hoặc Hotline/Zalo 090.29.12.888
* Chi tiết tham khảo:
https://bit.ly/oaz_w
=============================
KẾT NỐI VỚI CHUYÊN GIA TRẦN VĂN BÌNH:
📧 Mail: binhoracle@gmail.com
☎️ Mobile/Zalo: 0902912888
👨 Facebook: https://www.facebook.com/BinhOracleMaster
👨 Inbox Messenger: https://m.me/101036604657441 (profile)
👨 Fanpage: https://www.facebook.com/tranvanbinh.vn
👨 Inbox Fanpage: https://m.me/tranvanbinh.vn
👨👩 Group FB: https://www.facebook.com/groups/DBAVietNam
👨 Website: https://www.tranvanbinh.vn
👨 Blogger: https://tranvanbinhmaster.blogspot.com
🎬 Youtube: http://bit.ly/ytb_binhoraclemaster
👨 Tiktok: https://www.tiktok.com/@binhoraclemaster?lang=vi
👨 Linkin: https://www.linkedin.com/in/binhoracle
👨 Twitter: https://twitter.com/binhoracle
👨 Địa chỉ: Tòa nhà Sun Square - 21 Lê Đức Thọ - Phường Mỹ Đình 1 - Quận Nam Từ Liêm - TP.Hà Nội
=============================
oracle tutorial, học oracle database, Tự học Oracle, Tài liệu Oracle 12c tiếng Việt, Hướng dẫn sử dụng Oracle Database, Oracle SQL cơ bản, Oracle SQL là gì, Khóa học Oracle Hà Nội, Học chứng chỉ Oracle ở đầu, Khóa học Oracle online,sql tutorial, khóa học pl/sql tutorial, học dba, học dba ở việt nam, khóa học dba, khóa học dba sql, tài liệu học dba oracle, Khóa học Oracle online, học oracle sql, học oracle ở đâu tphcm, học oracle bắt đầu từ đâu, học oracle ở hà nội, oracle database tutorial, oracle database 12c, oracle database là gì, oracle database 11g, oracle download, oracle database 19c, oracle dba tutorial, oracle tunning, sql tunning , oracle 12c, oracle multitenant, Container Databases (CDB), Pluggable Databases (PDB), oracle cloud, oracle security, oracle fga, audit_trail,oracle RAC, oracle dataguard, oracle goldengate, mview, oracle exadata, oracle oca, oracle ocp, oracle ocm , oracle weblogic, postgresql tutorial, mysql tutorial, mariadb tutorial, sql server tutorial, nosql, mongodb tutorial, oci, cloud, middleware tutorial, hoc solaris tutorial, hoc linux tutorial, hoc aix tutorial, unix tutorial, securecrt, xshell, mobaxterm, putty