Thứ Năm, 12 tháng 1, 2023

Buffer là gì? Sự khác biệt giữa Cache và Buffer

Buffer và Cache có chức năng khá giống nhau, tuy nhiên cả hai lại được ứng dụng để mang lại những lợi ích khác nhau cho hệ thống. Vì vậy, bài viết này sẽ giúp bạn hiểu được Buffer là gì và sự khác biệt giữa nó với Cache.

Trong khi sử dụng máy tính, có rất nhiều thuật ngữ khác nhau mà bạn có thể không biết hết ý nghĩa của chúng. Ví dụ, bạn có thể biết CPU, RAM hay SSD nhưng bạn chưa chắc đã biết Buffer là gì. Ngoài ra, nhiều người còn dễ bị nhầm lẫn Buffer và Cache. Vì vậy, bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về Buffer cũng như phân biệt thuật ngữ này với Cache.

Buffer là gì?

Buffer là gì?

Với việc tốc độ của một bộ xử lý cao hơn nhiều so với tốc độ của các thiết bị ngoại vi đầu vào hoặc đầu ra kèm theo của nó, phần lớn thời gian của bộ xử lý sẽ bị lãng phí vì nó phải chờ các thiết bị ngoại vi I/O phản hồi. Để tận dụng thời gian của bộ xử lý tốt hơn, các nhà sản xuất máy tính đã nghĩ ra Buffer. Đây là một loại bộ đệm có vùng lưu trữ tạm thời ở bên trong RAM. Bộ đệm này sẽ ngăn chặn sự tắc nghẽn dữ liệu từ một cổng đến sang một cổng đi. Về cơ bản, Buffer được sử dụng để chuyển tiếp dữ liệu đến các thiết bị I/O và đảm bảo CPU vẫn có khả năng tiếp tục xử lý các yêu cầu hoặc quy trình khác trong lúc đó. Hiện nay, công nghệ này được áp dụng rất nhiều trên các website nghe nhạc, xem phim hay các ứng dụng livestream.

Các ứng dụng của Buffer

Ứng dụng của Buffer

Một số ví dụ về ứng dụng của công nghệ Buffer trong cuộc sống bao gồm:

  • Khi nhập liệu, công nghệ Buffer sẽ theo dõi tất cả các thay đổi được thực hiện trên văn bản của bạn. Các dữ liệu đệm được lưu vào bộ nhớ tạm thời (RAM) và cho phép bạn quản lý hiệu quả hơn so với việc truy cập tệp văn bản đó trong ổ cứng. Tuy nhiên, dữ liệu lưu trữ trong RAM sẽ mất đi khi bạn tắt nguồn máy tính. Vì vậy, điều quan trọng là bạn cần phải lưu tệp của bạn vào những khoảng thời gian định kỳ trong khi nhập liệu.
  • Trình điều khiển bàn phím cũng có một bộ đệm ứng dụng công nghệ Buffer để cho phép bạn nhanh chóng chỉnh sửa các lỗi đánh máy trong lệnh trước khi gửi chúng đến một chương trình.
  • Một ứng dụng khác của Buffer là để in các tệp hoặc tài liệu. Khi một lệnh in được đưa ra, bộ xử lý sẽ sao chép nội dung tệp vào bộ đệm in, sau đó máy in có thể sử dụng dữ liệu bộ đệm để in nhanh hơn. Do đó, bạn hoàn toàn có thể tắt tập tin hoặc máy tính khi đã gửi xong lệnh in.
  • Khi phải sao chép một tập tin vào đĩa mềm hoặc ghi dữ liệu trên đĩa compact, công nghệ Buffer thường được sử dụng, cho phép dữ liệu được chuyển vào bộ đệm trước khi được sao chép vào đĩa mềm hoặc trước khi ghi ra đĩa.
  • DOS và các hệ điều hành khác cũng dùng công nghệ Buffer để tạm thời giữ dữ liệu đọc từ đĩa.
  • Khi muốn xem hoặc tải xuống tệp video cũng như âm thanh trực tuyến, một phần nội dung của tệp tin đa phương tiện đã được tải xuống trước vào bộ đệm nhờ công nghệ Buffer. Dữ liệu tải đến đâu thì phát đến đấy, nếu bạn xem nhanh quá thì phải chờ dữ liệu được tải thêm cho đến khi hoàn thành. Vì vậy, rất ít khả năng tệp video hoặc âm thanh bị gián đoạn do tắc nghẽn mạng.

Cache là gì?

Cache là gì

Trong khoa học máy tính, Cache hay Bộ nhớ đệm được định nghĩa là phần cứng hoặc phần mềm được sử dụng để lưu trữ dữ liệu tạm thời. Cache là bộ nhớ có tốc độ cao và đắt tiền, có thể là một phần của bộ nhớ chính. Bộ nhớ đệm được sử dụng để cải thiện hiệu suất của máy tính. Để làm như vậy, dữ liệu hoặc tệp đã được truy cập hoặc sử dụng thường xuyên được lưu trữ tạm thời trong bộ nhớ cache. Chúng ta cần bộ nhớ đệm vì bộ nhớ chính như RAM hay ổ cứng thường có tốc độ chậm và không thể đáp ứng yêu cầu tốc độ cao của CPU, hệ điều hành, ứng dụng hoặc trình duyệt web. Do đó, cache giúp giảm thời gian truy cập dữ liệu và thời gian trễ để cải thiện hiệu suất của I/O.

Sự khác biệt giữa Buffer và Cache?

Sự khác biệt giữa Cache và Buffer

Cả bộ Buffer và Cache đều là không gian bộ nhớ được sử dụng để lưu trữ dữ liệu tạm thời. Cả hai đều hỗ trợ cải thiện tốc độ hoạt động của CPU. Tuy nhiên, có một số điểm khác biệt giữa chúng.

Buffer được sử dụng chủ yếu để giảm thời gian chờ giữa việc nhận và xử lý dữ liệu bởi một thiết bị nào đó, data được băm nhỏ, tải đến đâu xử lý đến đó. Mặt khác, Cache được sử dụng dựa trên nguyên tắc cùng một dữ liệu sẽ được truy cập nhiều lần do đó data được lưu trữ trong cache sẽ làm giảm phần lớn thời gian truy cập, đỡ phải tải dữ liệu lại một lần nữa.

Vậy là bạn đã phân biệt được buffer là gì cùng với sự khác biệt giữa cache và buffer. 

=============================
* KHOÁ HỌC ORACLE DATABASE A-Z ENTERPRISE trực tiếp từ tôi giúp bạn bước đầu trở thành những chuyên gia DBA, đủ kinh nghiệm đi thi chứng chỉ OA/OCP, đặc biệt là rất nhiều kinh nghiệm, bí kíp thực chiến trên các hệ thống Core tại VN chỉ sau 1 khoá học.
* CÁCH ĐĂNG KÝ: Gõ (.) hoặc để lại số điện thoại hoặc inbox https://m.me/tranvanbinh.vn hoặc Hotline/Zalo 090.29.12.888
* Chi tiết tham khảo:
https://bit.ly/oaz_w
=============================
KẾT NỐI VỚI CHUYÊN GIA TRẦN VĂN BÌNH:
📧 Mail: binhoracle@gmail.com
☎️ Mobile/Zalo: 0902912888
👨 Facebook: https://www.facebook.com/BinhOracleMaster
👨 Inbox Messenger: https://m.me/101036604657441 (profile)
👨 Fanpage: https://www.facebook.com/tranvanbinh.vn
👨 Inbox Fanpage: https://m.me/tranvanbinh.vn
👨👩 Group FB: https://www.facebook.com/groups/DBAVietNam
👨 Website: https://www.tranvanbinh.vn
👨 Blogger: https://tranvanbinhmaster.blogspot.com
🎬 Youtube: http://bit.ly/ytb_binhoraclemaster
👨 Tiktok: https://www.tiktok.com/@binhoraclemaster?lang=vi
👨 Linkin: https://www.linkedin.com/in/binhoracle
👨 Twitter: https://twitter.com/binhoracle
👨 Địa chỉ: Tòa nhà Sun Square - 21 Lê Đức Thọ - Phường Mỹ Đình 1 - Quận Nam Từ Liêm - TP.Hà Nội

=============================
oracle tutorial, học oracle database, Tự học Oracle, Tài liệu Oracle 12c tiếng Việt, Hướng dẫn sử dụng Oracle Database, Oracle SQL cơ bản, Oracle SQL là gì, Khóa học Oracle Hà Nội, Học chứng chỉ Oracle ở đầu, Khóa học Oracle online,sql tutorial, khóa học pl/sql tutorial, học dba, học dba ở việt nam, khóa học dba, khóa học dba sql, tài liệu học dba oracle, Khóa học Oracle online, học oracle sql, học oracle ở đâu tphcm, học oracle bắt đầu từ đâu, học oracle ở hà nội, oracle database tutorial, oracle database 12c, oracle database là gì, oracle database 11g, oracle download, oracle database 19c, oracle dba tutorial, oracle tunning, sql tunning , oracle 12c, oracle multitenant, Container Databases (CDB), Pluggable Databases (PDB), oracle cloud, oracle security, oracle fga, audit_trail,oracle RAC, ASM, oracle dataguard, oracle goldengate, mview, oracle exadata, oracle oca, oracle ocp, oracle ocm , oracle weblogic, postgresql tutorial, mysql tutorial, mariadb tutorial, sql server tutorial, nosql, mongodb tutorial, oci, cloud, middleware tutorial, hoc solaris tutorial, hoc linux tutorial, hoc aix tutorial, unix tutorial, securecrt, xshell, mobaxterm, putty

ĐỌC NHIỀU

Trần Văn Bình - Oracle Database Master