Chủ Nhật, 30 tháng 7, 2023

Các khái niệm cơ bản về cơ sở dữ liệu

Những bài đầu tiên này có lẽ sẽ hơi nhàm chán với những bạn đã biết được các kiến thức cơ sở dữ liệu, nhưng những bạn mới vào nghề thì cũng nên đọc những bài này để có một cái nhìn tổng quát hơn, và sẽ không vướng mắc với những thuật ngữ về csdl trong quá trình học của mình. Trước tiên ta tìm hiểu các đối tượng sử dụng cơ sở dữ liệu.

Mục lục

  • 1. Các đối tượng sử dụng Cơ sở dữ liệu
  • 2. Các mức biểu diễn cơ sở dữ liệu
  • 3. Các ngôn ngữ giao tiếp cơ sở dữ liệu
  • 4. Các mô hình dữ liệu
  • 5. Lời kết

1. Các đối tượng sử dụng Cơ sở dữ liệu

Người dùng cuối: Đây là đối tượng cuối cùng sử dụng hệ thống CSDL, đối tượng này không có kiến thức về quản trị hệ thống, nghĩa là không chuyên về lĩnh vực này nên họ cần một công cụ giúp quản trị, khai thác dữ liệu khi cần. Thông thường khi làm dự án thì khách hàng chính là đối tượng người dùng cuối.

Chuyên viên tin học: Chuyên xây dựng các công cụ, ứng dụng nhằm giúp người dùng cuối sử dụng khai thác cơ sở dữ liệu, đối tượng này ta gọi là Application User. Nếu bạn muốn sau này bạn sẽ là một coder chuyên xây dựng các ứng dụng website thì bạn chính là chuyên viên tin học.

Quản trị CSDL: Đối tượng này cần có kiến thức chuyên sâu về hệ quản trị cơ sở dữ liệu, biết ngôn ngữ cấu trúc truy vấn (T-SQL) ở mức rành rỏi. Công việc của đối tượng này là tổ chức hệ thống CSDL, bảo mật, phân quyền hay cấp quyền cho các đối tượng khác, backup phục hồi dữ liệu và bảo đảm an toàn dữ liệu. Nếu bạn muốn trở thành đối tượng này thì bạn phải nghiên cứu sâu các mô hình CSDL, các hệ quản trị CSDL và cần có kinh nghiệm thực tế rất cao.

Bài viết này được đăng tại tranvanbinh.vn

2. Các mức biểu diễn cơ sở dữ liệu

Tới đây mới thấy sự rườm rà của cơ sở dữ liệu rồi nhỉ wink, tuy rườm rà nhưng những kiến thức này giúp ta có quy trình thiết kế phần mềm (cơ sở dữ liệu) một cách nhanh và đầy đủ thông tin nhất, trong những bài sau ta sẽ tìm hiểu nó một cách đầy đủ hơn.

Mức trong (Mức vật lý - Physical): Ở mức này thông thường ta sẽ trả lời những câu hỏi ( CSDL cần giải quyết vấn đề gì? dữ liệu là gì? lưu trữ như thế nào? lưu trữ ở đâu? đánh chỉ mục như thế nào? truy vấn tuần tự hay ngẫu nhiên? ). Với mức này thì dành cho người chuyên môn về cơ sở dữ liệu (đối tượng quản trị CSDL).

Mức quan niệm (Conception hay Logical): trả lời các câu hỏi cần phải lưu trữ bao nhiêu loại dữ liệu, kiểu dữ liệu là gì và các mối liên hệ dữ liệu

Mức ngoài: đây là mức cao nhất dành cho người dùng cuối sử dụng và dành co các nhà phát triển phần mềm viết các chương trình ứng dụng nhằm quản ly CSDL.

Ở mỗi mức ta sẽ có những mô hình thiết kế CSDL khác nhau và ta sẽ tìm hiểu nó ở những bài sau nhé.

3. Các ngôn ngữ giao tiếp cơ sở dữ liệu

Với dân lập trình sẽ dễ hiểu ngôn ngữ lập trình dựa vào những mã lệnh để giao tiếp với máy, hệ quản trị CSDL cũng vậy, ta sẽ sử dụng những mã lệnh (cú pháp) mà nó có thể biên dịch được để giao tiếp xử lý các vấn đề liên quan đến quản lý cơ sở dữ liệu. Dưới dây là các ngôn ngữ đó:

  • Ngôn ngữ mô tả dữ liệu (DDL – Data Definition Language): Cho phép khai báo cấu trúc CSDL, các mối liên hệ dữ liệu, cấu trúc ràng buộc dữ liệu.
  • Ngôn ngữ thao tác dữ liệu (DML – Data Manipulation Language): cho phép thực hiện thao tác thêm, xóa, sửa dữ liệu.
  • Ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc (SQL – Structured Query Language): cho phép người khai thác sử dụng để truy vấn thông tin cần thiết.
  • Ngôn ngữ quản lý dữ liệu (DCL – Data Control Language)  cho phép thay đổi cấu trúc bảng, khai báo bảo mật, cấp quyền cho người sử dụng.

Tôi sẽ lấy một ví dụ nho nhỏ về ngôn ngữ SQL.

Ví dụ: Lấy danh sách sinh viên lớp K34 khoa CNTT trường DHSP TP.HCM

Với ngôn ngữ bình thường thì ta dễ dàng biểu diễn nhưng với ngôn ngữ SQL thì ta sẽ dùng cú pháp riêng của nó. Giả sử đối tượng DANHSACH chứa danh sách sinh viên, cú pháp SELECT dùng để chọn, dấu sao (*) dùng để biểu diễn tất cả thông tin, FROM dùng để chỉ nơi lưu trữ. Vậy ta có câu truy vấn như sau:

SELECT * FROM DANHSACH (lấy tất cả dữ liệu từ danh sách sinh viên)

Trong ví dụ này chỉ mang tính tham khảo vì những cú pháp đó bạn chưa biết, ở những bài sâu hơn ta sẽ tìm hiểu về những cú pháp này một cách chi tiết.

4. Các mô hình dữ liệu

Bài này chỉ mang tính chất giới thiệu nên trọng tâm của từng phần ta sẽ tìm hiểu sau nhé. Dưới đây là danh sách các mô hình dữ liệu:

  • Mô hình dữ liệu mạng
  • Mô hình dữ liệu phân cấp
  • Mô hình dữ liệu thực thể mối kết hợp
  • Mô hình dữ liệu quan hệ
  • Mô hình dữ liệu hướng đối tượng

5. Lời kết

Trên là những khái niệm quan trọng trong quá trình học cơ sở dữ liệu và hệ quản trị cơ sở dữ liệu, bài này chỉ mang tính chất tham khảo và là tiền đề cho những bài sau nên các bạn cũng nên dành chút thời gian đọc qua nhé.

=============================
* KHOÁ HỌC ORACLE DATABASE A-Z ENTERPRISE trực tiếp từ tôi giúp bạn bước đầu trở thành những chuyên gia DBA, đủ kinh nghiệm đi thi chứng chỉ OA/OCP, đặc biệt là rất nhiều kinh nghiệm, bí kíp thực chiến trên các hệ thống Core tại VN chỉ sau 1 khoá học.
* CÁCH ĐĂNG KÝ: Gõ (.) hoặc để lại số điện thoại hoặc inbox https://m.me/tranvanbinh.vn hoặc Hotline/Zalo 090.29.12.888
* Chi tiết tham khảo:
https://bit.ly/oaz_w
=============================
KẾT NỐI VỚI CHUYÊN GIA TRẦN VĂN BÌNH:
📧 Mail: binhoracle@gmail.com
☎️ Mobile/Zalo: 0902912888
👨 Facebook: https://www.facebook.com/BinhOracleMaster
👨 Inbox Messenger: https://m.me/101036604657441 (profile)
👨 Fanpage: https://www.facebook.com/tranvanbinh.vn
👨 Inbox Fanpage: https://m.me/tranvanbinh.vn
👨👩 Group FB: https://www.facebook.com/groups/DBAVietNam
👨 Website: https://www.tranvanbinh.vn
👨 Blogger: https://tranvanbinhmaster.blogspot.com
🎬 Youtube: https://www.youtube.com/@binhguru
👨 Tiktok: https://www.tiktok.com/@binhguru
👨 Linkin: https://www.linkedin.com/in/binhoracle
👨 Twitter: https://twitter.com/binhguru
👨 Podcast: https://www.podbean.com/pu/pbblog-eskre-5f82d6
👨 Địa chỉ: Tòa nhà Sun Square - 21 Lê Đức Thọ - Phường Mỹ Đình 1 - Quận Nam Từ Liêm - TP.Hà Nội

=============================
oracle tutorial, học oracle database, Tự học Oracle, Tài liệu Oracle 12c tiếng Việt, Hướng dẫn sử dụng Oracle Database, Oracle SQL cơ bản, Oracle SQL là gì, Khóa học Oracle Hà Nội, Học chứng chỉ Oracle ở đầu, Khóa học Oracle online,sql tutorial, khóa học pl/sql tutorial, học dba, học dba ở việt nam, khóa học dba, khóa học dba sql, tài liệu học dba oracle, Khóa học Oracle online, học oracle sql, học oracle ở đâu tphcm, học oracle bắt đầu từ đâu, học oracle ở hà nội, oracle database tutorial, oracle database 12c, oracle database là gì, oracle database 11g, oracle download, oracle database 19c, oracle dba tutorial, oracle tunning, sql tunning , oracle 12c, oracle multitenant, Container Databases (CDB), Pluggable Databases (PDB), oracle cloud, oracle security, oracle fga, audit_trail,oracle RAC, ASM, oracle dataguard, oracle goldengate, mview, oracle exadata, oracle oca, oracle ocp, oracle ocm , oracle weblogic, postgresql tutorial, mysql tutorial, mariadb tutorial, ms sql server tutorial, nosql, mongodb tutorial, oci, cloud, middleware tutorial, hoc solaris tutorial, hoc linux tutorial, hoc aix tutorial, unix tutorial, securecrt, xshell, mobaxterm, putty

ĐỌC NHIỀU

Trần Văn Bình - Oracle Database Master