Và đối với những người dùng phổ thông thì ít ai biết đến hệ điều hành Linux cũng như các phiên bản phân phối của nó.
Nhưng có lẽ bạn chưa biết, hệ điều hành “Linux nói chung” hiện cũng đã chiếm một tỷ lệ khá lớn rồi. Phần đa những người sử dụng điều hành này là các lập trình viên, những người yêu thích mã nguồn mở và những người làm việc với hệ thống.
Và ở trong bài viết này, mình sẽ cùng các bạn điểm tên những phiên bản phân phối phổ biến nhất của Linux, mà nếu bạn yêu thích Linux thì có thể trải nghiệm thử nhé.
I. Nhân Linux là gì?
Trước khi tìm hiểu về các phiên bản phân phối của Linux, chúng ta cần phải nắm được một khái niệm đó là “nhân linux – Kernel” trước đã.
Đây là thành phần quan trọng nhất của hệ điều hành Linux nói chung và các phiên bản phân phối nói riêng.
Chức năng của nó là cho phép hệ thống giao tiếp, quản lý và điều khiển các bộ phận phần cứng của máy tính.
II. Các phiên bản phân phối của Linux
Hiện có hàng trăm phiên bản phân phối khác nhau của Linux. Các bạn có thể xem chi tiết tại đây: https://distrowatch.com/
Nhưng trong số đó, chỉ có một vài cái tên nối tiếng và phổ biến như: Ubuntu, Debian, Fedora, Kali, Red Hat, PopOS!…
Việc có quá nhiều phiên bản như vậy phần nào cũng khiến cho người dùng (đặc biệt là với những bạn đang tìm hiểu) thấy rất khó trong việc lựa chọn phiên bản phù hợp.
Chính vì vậy mà tùy mục đích, tùy cấu hình máy tính mà các bạn có thể chọn ra cho mình một phiên bản phù hợp để cài đặt thì sẽ đem lại hiệu quả cao nhất.
Okay ! Bây giờ thì mình sẽ cùng các bạn điểm mặt một vài những phiên bản phổ biến nhé.
#1. Red Hat Enterprise Linux
Được phát triển bởi Red Hat và mục tiêu là hướng tới thị trường thương mại. Red Hat Enterprise Linux được phát hành cho các phiên bản máy chủ x86, x86-64, Itanium, PowerPC và IBM System z.
Red Hat Enterprise Linux có hai phiên bản là RHEL
và RHELAP
.
- RHEL(Red Hat Enterprise Linux) là phiên bản hỗ trợ 2 CPU.
- RHELAS(Red Hat Linux Advanced Server) là phiên hỗ trợ CPU không giới hạn
Red Hat Enterprise Linux chủ yếu được sử dụng bởi các tổ chức có yêu cầu tính bảo mật cao (các cơ quan, tổ chức nhà nước chẳng hạn).
Trình quản lý gói RPM được sử dụng trên Red Hat và các bản phân phối dựa trên nó (Red Hat Package Management).
Tóm lại:
#2. CentOS
CentOS là viết tắt của Community Enterprise Operating System
và là một bản phân phối miễn phí của Red Hat Enterprise Linux (RHEL).
Trên thực tế thì có rất nhiều doanh nghiệp sử dụng CentOS là hệ điều hành cho các Server, đơn giản vì nó là một bản phân phối của RHEL nên đảm bảo về mức độ bảo mật.
Hai nữa là CentOS lại miễn phí, vậy nên các doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được một khoản tiền khá lớn khi không phải trả tiền mua và duy trì dịch vụ.
Tóm lại:
Các bạn có thể tham khảo về CentOS tại địa chỉ sau: https://www.centos.org/
#3. Fedora
Trước đây Fedora được gọi là Fedora Core và cũng là một bản phân phối Linux dựa trên RPM Package Manager. Fedora được cộng đồng Fedora Project phát triển và được bảo trợ bởi Red Hat.
Do được tài trợ bởi Red Hat, Fedora được dùng để kiểm tra các tính năng mới của Red Hat phát triển trước khi tính năng đó được thương mại hóa với RHEL.
Các bạn có thể tham khảo về Fedora tại địa chỉ sau: http://fedoraproject.org/
# 4. Oracle Linux
Oracle Linux, như tên gọi cho thấy, là một bản phân phối Linux do Oracle tạo ra. Nó dựa trên Red Hat Enterprise Linux, hay RHEL, và nhằm mục đích tương thích hoàn toàn với bản phân phối đó. Oracle thậm chí còn có các script cho phép bạn chuyển đổi từ RHEL hoặc CentOS sang Oracle Linux.
Oracle Linux được thiết kế để đảm bảo độ tin cậy bằng cách sử dụng công nghệ mua lại từ Sun Microsystems như DTrace. DTrace là một công cụ cho phép bạn kiểm tra hành vi của kernel và chương trình. Nó cực kỳ hữu ích cho các nhà phát triển làm việc trên phần mềm hệ thống cũng như quản trị viên hệ thống.
Cũng có thể cập nhật kernel trực tiếp mà không cần phải khởi động lại, điều này rất hấp dẫn đối với các doanh nghiệp muốn thời gian ngừng hoạt động càng ít càng tốt. Tuy nhiên, bạn cần có hợp đồng với Oracle để có quyền truy cập vào tính năng này.
Oracle Linux là một bản phân phối Linux cấp doanh nghiệp được cung cấp hoàn toàn miễn phí và được hỗ trợ bởi một trong những công ty phần mềm lớn nhất trên thế giới. Vì tất cả những lý do được đề cập ở trên, nó đã thu hút các khách hàng doanh nghiệp nổi tiếng như United Airlines và công ty bảo hiểm Progressive. Oracle cũng sử dụng nó trong nội bộ để triển khai công cụ đám mây của riêng mình.
Oracle Linux cũng sử dụng hệ thống file XFS, giống như các bản phân phối dựa trên RHEL khác. Nó cũng sử dụng trình quản lý gói DNF. Bất kỳ ai quen thuộc với RHEL, Fedora hoặc CentOS đều sẽ không thấy xa lạ với Oracle Linux.
Sử dụng Linux cho doanh nghiệp mà không cần hợp đồng
Một điều làm cho Oracle Linux hấp dẫn hơn vanilla RHEL là không có phí cấp phép. Red Hat cung cấp đăng ký miễn phí cho các nhà phát triển cá nhân, nhưng bạn phải tham gia chương trình của họ và bạn bị giới hạn ở 16 máy.
Với Oracle Linux, bạn chỉ cần tải xuống file ISO, giải nén nó vào phương tiện cài đặt của mình và bạn có thể cài đặt nó giống như bất kỳ bản phân phối Linux nào khác. Bạn có thể chạy nó trên bao nhiêu máy tùy thích, thậm chí là toàn bộ trung tâm dữ liệu của các máy chủ. Bạn chỉ phải trả phí nếu muốn có hợp đồng hỗ trợ từ Oracle. Bạn có thể đánh giá Oracle Linux và xem liệu nó có dành cho bạn và doanh nghiệp của bạn hay không trước khi chính thức sử dụng.
Nếu bạn đang phát triển một ứng dụng dựa trên máy chủ Linux hoặc muốn tìm hiểu thêm về các bản phân phối kiểu Red Hat, bạn có thể muốn xem xét Oracle Linux. Nếu bạn đang suy nghĩ về sự nghiệp trong lĩnh vực CNTT, việc học Oracle Linux sẽ đáng để dành thời gian, vì nhiều máy chủ Linux doanh nghiệp sử dụng các bản phân phối kiểu Red Hat.
Unbreakable Enterprise Kernel (UEK)
Một tính năng khác giúp phân biệt Oracle Linux với RHEL là việc sử dụng cái mà Oracle gọi là Unbreakable Enterprise Kernel.
Trong khi UEK hướng tới khả năng tương thích tối đa với Red Hat, thì kernel, như tên gọi cho thấy, được thiết kế để có độ tin cậy tối đa. UEK là kernel mặc định, nhưng một kernel tương thích với Red Hat thay thế cũng có sẵn với hệ thống. Loại thứ hai dành cho những người cần một hệ thống gần hơn với RHEL hoặc CentOS cũ.
#5. Debian Linux
Debian Linux là phiên bản phân phối miễn phí của Linux, nó được phát triển bởi cộng đồng các lập trình viên và người dùng (phát triển dựa trên những phản hồi từ người dùng).
Do Debian miễn phí nên mọi người có thể tham khảo Souce Code của dự án và sử dụng nó với các mục đích hợp pháp.
Với hơn 23000 ứng dụng và công cụ cài đặt có sẵn thông qua dpkg
thì chúng ta sẽ có rất nhiều lựa chọn khi cài đặt phần mềm, công cụ trên Debian.
Tóm lại:
Các bạn có thể tham khảo về Fedora tại địa chỉ sau: https://www.debian.org/
#6. Ubuntu
Ubuntu có lẽ là cái tên quen thuộc trong giới lập trình viên, nhiều người còn ví von “Ubuntu giống như Windows của Linux” – kiểu nó phổ biến như cách Windows phổ biến với người dùng vậy.
Ubuntu cũng miễn phí giống như Debian với khoảng 6 tháng sẽ được cập nhật một lần. Hiện nay, phiên bản mới nhất của Ubuntu là 20.04 LTS (Long-term Support).
Ngoài ra thì Ubuntu cũng có hỗ trợ các phiên bản thương mại dành cho các tổ chức. Ubuntu được sử dụng với với nhiều mục đích khác nhau gồm cả desktop, server, IoT và Cloud..
Ubuntu được đánh giá là một phân phối Linux dễ sử dụng, hiệu năng tương đối tốt và mang lại trải nghiệm tốt cho người dùng.
Tóm lại:
Các bạn có thể tham khảo về Ubuntu tại địa chỉ sau: https://www.ubuntu.com/
#7. Pop!_OS
Là một bản phân phối Linux miễn phí và mã nguồn mở dựa trên Ubuntu, nó cũng có một màn hình GNOME tùy chỉnh.
Bản phân phối này được phát triển bởi nhà sản xuất máy tính Linux System76 của Mỹ.
System76 không xây dựng hệ điều hành Pop!_OS từ đầu, đây thực chất là một bản distro Linux.
Một cách để phân phối Kernel Linux và tất cả các phần mềm miễn phí cần thiết để mang đến trải nghiệm máy tính hoàn chỉnh cho người dùng.
Pop!_OS được đánh giá tối ưu hơn Ubuntu cho các lập trình viên.
Các bạn có thể tham khảo thêm về Pop!_OS tại địa chỉ sau: https://pop.system76.com/
#8. Gentoo
Gentoo Linux là một bản phân phối Linux được đặt tên theo loài chim cánh cụt Gentoo.
Gentoo chủ yếu được thiết kế cho các thiết bị xách tay với mục tiêu dễ bảo dưỡng, linh hoạt và có khả năng tùy biến theo máy tính của người sử dụng.
Một ưu điểm của Gentoo đó là hệ thống quản lý gói của Gentoo được xây dựng như một plug-in rất linh hoạt, dễ bảo trì và độ tương thích phần cứng là gần như không giới hạn.
III. Lời Kết
Okay, vậy là trong bài viết này mình đã cùng các bạn tìm hiểu về các phiên bản phân phối phổ biến của Linux. Những hệ điều hành hay dùng gồm:
- Oracle Linux: Nếu bạn sử dụng Oracle Database hoặc phần mềm của Oracle và muốn tiết kiệm chi phí, Oracle Linux là lựa chọn tối ưu.
- RHEL: Nếu cần một hệ điều hành ổn định với hỗ trợ thương mại và hệ sinh thái quản lý, RHEL là lựa chọn tốt nhất.
- CentOS (hoặc AlmaLinux/Rocky Linux): Phù hợp cho các hệ thống không yêu cầu hỗ trợ chính thức và muốn sử dụng hệ điều hành giống RHEL miễn phí.
- Ubuntu: Nếu bạn cần một hệ điều hành thân thiện, phổ biến, với nhiều công cụ hỗ trợ và vòng đời dài, Ubuntu là lựa chọn phù hợp.
- Debian: Dành cho các hệ thống yêu cầu độ ổn định cao, mã nguồn mở hoàn toàn và không cần hỗ trợ thương mại.
Tóm lại, nếu bạn cần một hệ điều hành ổn định cho môi trường doanh nghiệp và không ngại chi phí, RHEL là lựa chọn hàng đầu. Nếu chi phí là một vấn đề lớn và bạn đang sử dụng Oracle, hãy chọn Oracle Linux.
* KHOÁ HỌC ORACLE DATABASE A-Z ENTERPRISE trực tiếp từ tôi giúp bạn bước đầu trở thành những chuyên gia DBA, đủ kinh nghiệm đi thi chứng chỉ OA/OCP, đặc biệt là rất nhiều kinh nghiệm, bí kíp thực chiến trên các hệ thống Core tại VN chỉ sau 1 khoá học.
* CÁCH ĐĂNG KÝ: Gõ (.) hoặc để lại số điện thoại hoặc inbox https://m.me/tranvanbinh.vn hoặc Hotline/Zalo 090.29.12.888
* Chi tiết tham khảo:
https://bit.ly/oaz_w
=============================
KẾT NỐI VỚI CHUYÊN GIA TRẦN VĂN BÌNH:
📧 Mail: binhoracle@gmail.com
☎️ Mobile/Zalo: 0902912888
👨 Facebook: https://www.facebook.com/BinhOracleMaster
👨 Inbox Messenger: https://m.me/101036604657441 (profile)
👨 Fanpage: https://www.facebook.com/tranvanbinh.vn
👨 Inbox Fanpage: https://m.me/tranvanbinh.vn
👨👩 Group FB: https://www.facebook.com/groups/DBAVietNam
👨 Website: https://www.tranvanbinh.vn
👨 Blogger: https://tranvanbinhmaster.blogspot.com
🎬 Youtube: https://www.youtube.com/@binhguru
👨 Tiktok: https://www.tiktok.com/@binhguru
👨 Linkin: https://www.linkedin.com/in/binhoracle
👨 Twitter: https://twitter.com/binhguru
👨 Podcast: https://www.podbean.com/pu/pbblog-eskre-5f82d6
👨 Địa chỉ: Tòa nhà Sun Square - 21 Lê Đức Thọ - Phường Mỹ Đình 1 - Quận Nam Từ Liêm - TP.Hà Nội
=============================
oracle tutorial, học oracle database, Tự học Oracle, Tài liệu Oracle 12c tiếng Việt, Hướng dẫn sử dụng Oracle Database, Oracle SQL cơ bản, Oracle SQL là gì, Khóa học Oracle Hà Nội, Học chứng chỉ Oracle ở đầu, Khóa học Oracle online,sql tutorial, khóa học pl/sql tutorial, học dba, học dba ở việt nam, khóa học dba, khóa học dba sql, tài liệu học dba oracle, Khóa học Oracle online, học oracle sql, học oracle ở đâu tphcm, học oracle bắt đầu từ đâu, học oracle ở hà nội, oracle database tutorial, oracle database 12c, oracle database là gì, oracle database 11g, oracle download, oracle database 19c, oracle dba tutorial, oracle tunning, sql tunning , oracle 12c, oracle multitenant, Container Databases (CDB), Pluggable Databases (PDB), oracle cloud, oracle security, oracle fga, audit_trail,oracle RAC, ASM, oracle dataguard, oracle goldengate, mview, oracle exadata, oracle oca, oracle ocp, oracle ocm , oracle weblogic, postgresql tutorial, mysql tutorial, mariadb tutorial, ms sql server tutorial, nosql, mongodb tutorial, oci, cloud, middleware tutorial, hoc solaris tutorial, hoc linux tutorial, hoc aix tutorial, unix tutorial, securecrt, xshell, mobaxterm, putty